Thoái hóa khớp tay - và những điều cần biết

NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA KHỚP TAY

Khớp cổ tay là nơi tiếp giáp của xương cẳng tay và xương bàn tay, được kết nối bằng các sợi dây chằng và gân, giúp đôi tay có thể thực hiện mọi cử động cần thiết. Khi khớp tay bị thoái hóa thì phần sụn khớp và xương dưới sụn thường bị bào mòn, lượng dịch nhầy bôi trơn bị giảm, khiến các đầu xương cọ sát vào nhau, gây đau đớn và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của cả bàn tay.
  • – Do sự lão hóa: Thoái hóa khớp là căn bệnh có liên quan chặt chẽ đến sự lão hóa cơ thể. Theo năm tháng, tế bào sụn sẽ già đi, mất dần khả năng sinh sản và tái tạo. Khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysacarid cũng kém đi. Khi đó, tính chất đàn hồi và chịu lực của khớp tay giảm dần.
  • – Do tính chất công việc: Công nhân, lái xe hay nhân viên văn phòng là những đối tượng dễ bị thoái hóa khớp tay bởi đây là những người thường thực hiện các công việc lặp đi lặp lại và giữ tay ở các vị trí cố định trong thời gian dài.
  • – Do chấn thương: Chấn thương hoặc vận động mạnh có thể khiến xương, sụn bị vỡ, gây ra dị vật làm kẹt khớp, khiến các sợi dây thần kinh ở khu vực này bị chèn ép, làm bệnh nhân có thể đau tê cả bàn tay.
  • – Di truyền: Nếu như trong gia đình có người bị bệnh thoái hóa khớp sớm thì con cháu của họ cũng có nguy cơ bị thoái hóa khớp nếu không có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
  • – Nội tiết: Hormon nữ suy giảm trong giai đoạn mãn kinh chính là một trong những yếu tố gây nên tình trạng thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng thường phải làm các công việc nội trợ khiến khả năng chịu lực của khớp cổ tay càng giảm và tăng nguy cơ bị thoái hóa. “Bệnh thoái hóa khớp tay cũng thường gặp ở nữ giới (75%). Số lượng bệnh nhân nữ mắc THK bàn tay nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổi hoóc-môn như estrogen dẫn đến thay đổi tế bào sụn khớp” (BS. Ngọc Vĩnh, Baomoi.com)
  • – Do các dị dạng bẩm sinh, các biến dạng sau chấn thương, viêm, u, loạn sản: Sự gia tăng bất thường lực nén trên một đơn vị diện tích của mặt khớp, đĩa đệm làm làm thay đổi diện tỳ nén và thay đổi hình thái của khớp và cột sống.
  • – Do mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, bệnh gút
  • Xem toàn bộ bài viết: Thoái hóa khớp tay - và những điều cần biết tại đây
    http://chuabenhkhop.vn/thoai-hoa-khop-tay

Comments

Popular posts from this blog

ĐAU LƯNG CẤP TÍNH HAY NGƯỜI DÂN GỌI LÀ “SỤN LƯNG”