Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp phổ biến, bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng tập trung tới 80% vào lứa tuổi trung niên; nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 – 6 lần. Viêm khớp dạng thấp thường diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để hạn chế biến chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến khoảng 24,5 triệu người vào năm 2015. Viêm khớp dạng thấp xuất hiện nhiều nhất tại độ tuổi trung niên và phụ nữ mắc nhiều hơn gấp 2,5 lần so với nam giới. Trong năm 2013, có 38.000 tử vong do mắc viêm khớp dạng thấp, nhiều hơn 28.000 người so với năm 1990. Phân tích về bệnh viêm khớp dạng thấp đầu tiên được thực hiện vào năm 1800 bởi Tiến sĩ Augustin Jacob Landré-Beauvais (1772–1840).Thuật ngữ viêm khớp dạng thấp dựa trên tiếng Hy Lạp có nghĩa là các khớp bị chảy nước và viêm (wikipedia)

NGUYÊN NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp gây nên các cơn đau nhức cũng như tình trạng xơ cứng các khớp (wikipedia). Phần viêm lan dần đến xương bên dưới, làm cho xương mòn và biến dạng. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra một nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp.

Cơ chế bệnh sinh viêm khớp dạng thấp    

Viêm khớp dạng thấp được xếp vào loại bệnh tự miễn, tức là cơ thể tự tạo ra các kháng thể chống lại chính nó. Khi đó, hệ thống bạch cầu hoạt động quá mức và không phân biệt được tế bào gây bệnh với tế bào của cơ thể; chúng tự tấn công lại chính cơ thể người và gây tổn thương trực tiếp đến các khớp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phản ứng miễn dịch xảy ra ở màng hoạt dịch đóng vai trò cơ bản trong bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng viêm không đặc hiệu của màng hoạt dịch khớp lúc đầu là sự phù nề, xung huyết, thâm nhập nhiều tế bào viêm. Sau một thời gian, hiện tượng phù nề được thay bằng quá trình tăng sinh và phì đại của các hình lông và lớp liên bào phủ. Các hình lông của màng hoạt dịch tăng sinh và phì đại sẽ phát triển gây xâm lấn sâu vào đầu xương, phần dưới sụn khớp gây nên các tổn thương ở phần này. Quá trình viêm tiến triển, lâu ngày sẽ hình thành nên các tổ chức xơ thay thế tổ chức viêm, dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp.
Xem toàn bộ bài viết "Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?" tại đây

Comments

Popular posts from this blog

Thoái hóa khớp tay - và những điều cần biết

ĐAU LƯNG CẤP TÍNH HAY NGƯỜI DÂN GỌI LÀ “SỤN LƯNG”