Posts

Showing posts from September, 2018

Bệnh Viêm quanh khớp vai

Image
TRIỆU CHỨNG VIÊM QUANH KHỚP VAI Các triệu chứng của viêm quanh khớp vai khá đa dạng, tùy theo từng thể mà bệnh có biểu hiện khác nhau. Bác sĩ Ninh Hồng chia sẻ trên báo suckhoedoisong.vn, bệnh viêm quanh khớp vai thường được chia thành 4 thể: đau khớp vai đơn thuần; đau vai cấp; giả liệt khớp vai và thể đông cứng khớp vai. Đau khớp vai đơn thuần Đây là dạng viêm quanh khớp vai hay gặp ở người trẻ thích chơi thể thao, thường xuyên vận động mạnh hoặc những người cao tuổi (trên 50 tuổi). Cơn đau có thể đến một cách tự nhiên nhưng thường là hậu quả của việc vận động vai quá mạnh, hoặc do các tổn thương tích lũy sau nhiều chấn thương vai. Cơn đau do viêm quanh khớp vai có tính chất cơ học. Đây là biểu hiện bệnh học của viêm quanh khớp vai đặc trưng. Cơn đau tăng lên khi người bệnh thực hiện một số động tác cần dùng vai hoặc vào thời gian ban đêm. Cơn đau khiến người bệnh gặp khó khăn khi nằm nghiêng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan xuống cánh tay hay cẳng tay. Thườn

Toàn bộ thông tin về bệnh Viêm đa khớp

NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH VIÊM ĐA KHỚP Nguyên nhân chính của bệnh viêm đa khớp Viêm đa khớp là một bệnh thường gặp về xương khớp. Trên thực tế đã ghi nhận cứ 8 người trong độ tuổi từ 18-79 thì có một người mắc bệnh này, trong đó nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Ở Việt Nam, cứ 100 người bị bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện, thì có 20 người mắc viêm đa khớp. Bệnh thường gặp ở nữ giới (tỷ lệ cao gấp 3 lần nam giới), tuy nhiên, trước 30 tuổi nam giới thường hay mắc và sau 30 tuổi, viêm đa khớp xảy ra phổ biến ở phụ nữ. Viêm đa khớp thực chất là một bệnh viêm khớp mạn tính. Nguyên nhân viêm đa khớp là do một số tế bào trong cơ thể nhầm lẫn các protein của bản thân là kẻ ngoại lai. Khi đó, hệ miễn dịch được kích thích để phản ứng với các protein này, làm giải phóng các chất truyền dẫn thần kinh gây viêm và tiêu hủy ở các khớp xương. Khoa học hiện chưa giải thích được tại sao cơ thể lại sản sinh ra các kháng thể này. Một số yếu tố tác động phát sinh triệu chứ

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Image
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp phổ biến, bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng tập trung tới 80% vào lứa tuổi trung niên; nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới gấp 2 – 6 lần. Viêm khớp dạng thấp thường diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, do đó cần được điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để hạn chế biến chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến khoảng 24,5 triệu người vào năm 2015. Viêm khớp dạng thấp xuất hiện  nhiều nhất tại độ tuổi trung niên và phụ nữ mắc nhiều hơn gấp 2,5 lần so với nam giới. T rong năm 2013, có 38.000 tử vong do mắc viêm khớp dạng thấp, nhiều hơn 28.000 người so với năm 1990. Phân tích về bệnh viêm khớp dạng thấp  đầu tiên được thực hiện vào năm 1800 bởi Tiến sĩ Augustin Jacob Landré-Beauvais (1772–1840). Thuật ngữ viêm khớp dạng thấp dựa trên tiếng Hy Lạp có nghĩa là các khớp bị chảy nước và viêm  (wikipedia) NGUYÊN NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP Viêm khớp dạng th

Thấp khớp -Triệu chứng cần biết

Image
TRIỆU CHỨNG THẤP KHỚP         Theo Webmd, triệu chứng thấp khớp khá phong phú. Tùy vào mức độ nặng của bệnh mà các triệu chứng có thể xuất hiện nhiều hay ít. Sau đây là một số triệu chứng thấp khớp thường gặp: –  Khớp sưng, yếu và ấm hơn so với bình thường:  Đây là biểu hiện bệnh học của thấp khớp rất hay gặp. –  Cứng khớp:  Người bệnh thường bị cứng khớp, đặc biệt là lúc buổi sáng mới thức dậy hoặc sau khi ngừng vận động trong thời gian dài. Thông thường, cơn đau, cứng khớp kéo dài 1-2 giờ. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị cứng khớp cả ngày. –  Biến dạng khớp:  Khi phần sụn và sụn nang của khớp bị tổn thương thì tất cả các khớp đều có thể biến dạng. Biến chứng này xảy ra khi bệnh không được phát hiện, điều trị sớm và chuyển sang giai đoạn mãn tính. –  Ăn uống không ngon miệng:  bị sút cân, mệt mỏi và sốt. Trong giai đoạn đầu, thấp khớp thường ảnh hưởng tới các khớp nhỏ, hay gặp nhất là ở khớp nối giữa bàn tay và ngón tay; bàn chân và ngón chân. Đến giai đoạn nặng, triệ

Thoái hóa khớp tay - và những điều cần biết

NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA KHỚP TAY Khớp cổ tay là nơi tiếp giáp của xương cẳng tay và xương bàn tay, được kết nối bằng các sợi dây chằng và gân, giúp đôi tay có thể thực hiện mọi cử động cần thiết. Khi khớp tay bị thoái hóa thì phần sụn khớp và xương dưới sụn thường bị bào mòn, lượng dịch nhầy bôi trơn bị giảm, khiến các đầu xương cọ sát vào nhau, gây đau đớn và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của cả bàn tay. – Do sự lão hóa:  Thoái hóa khớp là căn bệnh có liên quan chặt chẽ đến sự lão hóa cơ thể. Theo năm tháng, tế bào sụn sẽ già đi, mất dần khả năng sinh sản và tái tạo. Khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen và mucopolysacarid cũng kém đi. Khi đó, tính chất đàn hồi và chịu lực của khớp tay giảm dần. – Do tính chất công việc:  Công nhân, lái xe hay nhân viên văn phòng là những đối tượng dễ bị thoái hóa khớp tay bởi đây là những người thường thực hiện các công việc lặp đi lặp lại và giữ tay ở các vị trí cố định trong thời gian dài. – Do chấn thương:  Chấn thương hoặc vậ

Thoái hóa đốt sống cổ -Nguyên nhân

Image
NGUYÊN NHÂN  THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ “Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ” (Wikipedia) . Cột sống cổ bao gồm 7 đốt, trong đó các đốt sống cổ bị thoái hóa nhiều nhất là đốt sống C5-C6 và C6-C7. Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng hao mòn, thoái hóa của sụn khớp, đĩa đệm… tại vùng đốt sống cổ, bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt, các màng, dây chằng, gây nên những cơn đau rất khó chịu ở vùng cổ. Theo Healthline, bệnh xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau đây: – Do tuổi tác:  Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh xảy ra do quá trình lão hóa của cơ thể và thường gặp ở những người từ 45 tuổi trở lên. Theo Trung tâm y tế học thuật của Hoa Kỳ tại Cleveland, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ này hiện

Thoái hóa khớp gối - bạn biết gì về căn bệnh này

Image
THOÁI HÓA KHỚP GỐI LÀ GÌ? Khớp gối là một trong những khớp chịu lực của cơ thể. Với vai trò là nâng đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể và giúp chúng ta di chuyển, thực hiện các động tác như cúi, ngửa, xoay… nên khớp gối rất dễ bị thoái hóa. Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp và hệ thống bao khớp – dây chằng bị tổn thương. Đây là hậu quả của quá trình cơ học, sinh học, gây mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn khớp, xương dưới sụn. Từ đó, dẫn tới tình trạng sưng viêm ở khớp gối. Theo các chuyên gia xương khớp, sụn khớp gối có vai trò như lớp đệm giúp che chắn, bảo vệ, giảm chấn động và hạn chế sự cọ xát giữa hai đầu xương lúc khớp cử động. Tuy nhiên, khi khớp gối bị thoái hóa thì sụn khớp cũng hao mòn dần. Tình trạng này kéo dài khiến sụn khớp không thể che phủ toàn bộ đầu xương, dẫn tới tình trạng xương đùi và xương chày cọ sát vào nhau, gây đau đớn cho người bệnh. Trước đây, thoái hóa khớp thường được coi là căn bệnh của tuổi già. Tuy nhiên, n

Thoái hóa cột sống thắt lưng căn bệnh không chỉ của dân văn phòng

NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG Những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng làm cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Việc tìm hiểu về bệnh lý, nhận biết sớm các triệu chứng sẽ giúp ích không nhỏ trong việc phòng tránh bệnh cũng như có phác đồ điều trị tốt nhất. –  Do lão hóa : Theo thời gian, khả năng tái tạo và sản sinh các tế bào sụn ở cột sống lưng bị giảm dần; cùng với đó là chất lượng sụn khớp cũng kém dần theo tuổi tác khiến khả năng chịu lực và độ đàn hồi của cột sống giảm. –  Tư thế sai trong vận động, sinh hoạt; luyện tập thể dục thể thao quá độ : Những người thường xuyên ngồi lâu, đứng lâu một tư thế mà không vận động, hoặc người mang vác vật nặng sai tư thế rất dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng. Các tư thế không đúng sẽ tạo áp lực lớn lên sụn khớp và đĩa đệm, gây tổn thương phần sụn khớp, từ đó làm giảm khả năng chịu lực, lâu dần có thể tạo nên những biến chứng cho cột sống. –  Di truyền : Cơ địa lão hóa sớm cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa

Thoát vị đĩa đệm -Triệu chứng - Nguyên nhân

Image
TRIỆU CHỨNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM Triệu chứng chung của thoát vị đĩa đệm Một dấu hiệu có thể là xuất hiện cơn đau. Mặc dù chúng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào trên xương sống của bạn, cơn đau sẽ xuất hiện phổ biến nhất tại phần đĩa đệm – phần dưới của xương sống (cột sống thắt lưng), phía trên hông. Và cơn đau có thể lan ra từ lưng của bạn đến mông, đùi, thậm chí đến bắp chân của bạn.Người bệnh cảm thấy đau hơn khi hoạt động và giảm đi khi nghỉ ngơi. Ngay cả ho, hắt hơi, và ngồi có thể kiến người bệnh đau đớn vì các dây thần kinh đang bị chèn ép –  Đau :  Theo WBMD, đau là triệu chứng thoát vị đĩa đệm bệnh học điển hình nhất và người bệnh dễ dàng cảm nhận thấy. Người bệnh sẽ thấy đau tại vị trí thoát vị, thường là cột sống cổ hoặc thắt lưng. Các cơn đau có thể dữ dội hay âm ỉ tùy theo cơ địa mỗi người. Cơn đau sẽ lan ra xung quanh, lan xuống vùng mông, đùi, chân và các ngón chân… Cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh vận động, đi lại, ho, hắt hơi và giảm lúc nghỉ ngơi. –  Tê bì :  Tro

Loãng xương -căn bệnh không chỉ của người trung niên

LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ? Ít ai biết rằng, loãng xương là bệnh xương khớp thường gặp nhất trên toàn thế giới. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới với tỷ lệ là 3:1. Đây là bệnh có mức độ nguy hiểm không kém so với đột quỵ não hay nhồi máu cơ tim vì có thể gây thương tật vĩnh viễn, thậm chí dẫn tới tử vong. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bệnh loãng xương như lòng bàn tay để biết cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả. TRIỆU CHỨNG LOÃNG XƯƠNG Trong giai đoạn đầu của loãng xương, người bệnh hầu như không cảm thấy khó chịu và chưa có bất kỳ dấu hiệu loãng xương nào rõ ràng. Một số ít trường hợp thì xuất hiện một vài triệu chứng như đau mỏi không cố định, biểu hiện mơ hồ ở cột sống lưng hoặc dọc các chi, đầu xương… Sau này, khi khối lượng khoáng chất đã bị mất nhiều, các triệu chứng đau nhức sẽ rõ ràng hơn và thường tập trung nhiều ở vùng xương chịu lực trong cơ thể như thắt lưng, khớp gối hoặc hông. Thông thường, loãng xương và thoái hóa khớp là hai bệnh lý đồng hành cùng nhau và hay gặp ở

Bạn có biết: Đau lưng -Triệu chứng - Nguyên nhân - Điều trị?

Image
 NGUYÊN NHÂN ĐAU LƯNG THƯỜNG GẶP NHẤT Do thời tiết thay đổi Theo y học cổ truyền thì đau lưng thuộc chứng tý, xuất phát do 4 yếu tố chính là phong, hàn, thấp và nhiệt. Khi thời tiết thay đổi thì các yếu tố gây bệnh như phong (gió), thấp (ẩm) xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và gây nên cảm giác đau nhức ở lưng và các khớp. Còn theo y học hiện đại thì khi thời tiết chuyển mùa, áp suất khí quyển sẽ giảm, lúc đó máu kém lưu thông, tạo áp lực lên các khớp. Độ nhớt dịch bôi trơn khớp thay đổi, xương khớp sẽ bị khô, lớp sụn khớp bị bào mòn trơ ra đầu xương lồi lõm, gây nên cảm giác đau nhức. Do chấn thương Người bệnh có thể bị đau lưng nhiều do bong gân hoặc giãn dây chằng sau khi hoạt động mạnh, mang vác nặng. Đau lưng ở người trẻ tuổi Đau lưng ở người trẻ tuổi thường xuất phát từ nguyên nhân làm việc lâu trong tư thế không đúng, nằm ngủ sai tư thế… Bệnh thường gặp ở những người phải làm việc với máy tính nhiều, công nhân, thợ may hoặc l

Ung thư xương - căn bệnh nguy hiểm

CHẨN ĐOÁN UNG THƯ XƯƠNG BẰNG CHỤP X-QUANG Đây là cách kiểm tra ung thư xương luôn được các chuyên gia chỉ định. Bác sĩ thường yêu cầu người bệnh chụp phim thẳng, phim nghiêng, chụp đối bên để nhận biết và xác định các dấu hiệu của bệnh. Vị trí tổn thương ở xương Đối với trường hợp bị ung thư tạo sụn và tạo xương thì vị trí tổn thương thường là ở đầu nối sụn và xương của xương dài. Trường hợp Sarcom Ewings đa tủy xương và u lympho ác tính thì có thể ảnh hưởng đến thân xương. U tế bào khổng lồ thì xuất hiện tổn thương ở những nang xương hoặc tủy nằm ở đầu xương dài. Bờ của khối u Bờ của khối u giúp thể hiện tốc độ phát triển của nó và phản ứng của các triệu chứng xung quanh. Đối với trường hợp u lành tiến triển hoặc có nguy cơ ác tính thì có thể khiến bờ khối u mỏng và yếu đi. Nhiều vị trí bị phá hủy, không có hiện tượng tạo canxi xung quanh khối u. Đối với trường hợp bị ung thư tạo xương và tạo sụn thì thường không thấy bờ của khối u hay tiêu xương, bờ u nham nhở. Dấu hiệu

Tê buồn chân tay căn bệnh không thể coi thường

Image
NGUYÊN NHÂN TÊ BUỒN CHÂN TAY Trạng thái tê là một triệu chứng khi đó một người mất cảm giác ở một bộ phận cụ thể như tay, chân….   Cảm giác có thể tập trung vào một phần cơ thể hoặc trên diện rộng như thể bạn đang bị đâm với nhiều kim nhỏ. Tê buồn chân tay là một trong những dạng bệnh lý về xương khớp thường gặp nhất với những biến chứng khó lường. Hiện nay, bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Chính vì vậy, khi bị tê chân tay dù thoáng qua hay dai dẳng, bạn nên đi khám kịp thời để chẩn đoán và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Sau đây là những thông tin tổng quan nhất về bệnh tê buồn chân tay bao gồm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Vậy nguyên nhân tê chân là gì? Nguyên nhân tê đầu ngón tay là gì? Và nguyên nhân tê bì chân tay là gì? Bệnh tê buồn chân tay thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có khi bệnh là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể, sau một thời gian sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau mà nế